Đó là chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Tổng cục Hải quan
về công tác cải cách hành chính vào ngày 09/7/2014. Cùng tham dự buổi làm việc
có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn
Nên; Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành và đội
ngũ Lãnh đạo Tổng cục Hải quan.
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Tổng cục Hải quan về công tác cải cách hành chính. |
Báo cáo tại
buổi làm việc về công tác cải cách hành chính (CCHC) của ngành Hải quan, Tổng cục
trưởng Nguyễn Ngọc Túc nhấn mạnh, trong bối cảnh triển khai công cuộc CCHC của
Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã xác định trọng tâm của đơn vị là
cải cách thủ tục hải quan dựa trên phương pháp quản lý hải quan hiện đại theo
hướng tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ
công nghệ thông tin (CNTT).
Hải quan Việt
Nam cũng đã xúc tiến triển khai cơ chế một cửa quốc gia và một cửa Asean; công
nhận 17 doanh nghiệp ưu tiên mà trong năm 2013 kim ngạch của các doanh nghiệp
này chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch XNK của cả nước; thực hiện đầu tư trang thiết
bị phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và đảm bảo an toàn, an ninh, đến
nay đã trang bị 11 máy soi container, hệ thống camera cho 8 Cục Hải quan tỉnh,
thành phố gồm 316 ống soi; 02 hệ thống phát hiện chất phóng xạ cùng 86 máy soi
hành lý, hàng hoá…
Ngành Hải
quan đã áp dụng phương thức quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan đồng
thời đảm bảo tính tuân thủ pháp luật.
Tuy nhiên, Tổng
cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc cũng cho biết, trong thực tế vẫn còn không ít khó
khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện như thời gian thông quan hàng
hoá XNK còn bị kéo dài do các quy định về thủ tục liên quan đến các loại giấy
phép của cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, hạ tầng hệ thống cảng biển tại Việt
Nam nhỏ, phân tán, dễ ách tắc, gây khó khăn cho công tác giám sát, quản lý hàng
hoá của cơ quan Hải quan. Bên cạnh đó, cũng còn một số ít cán bộ hải quan thiếu
tinh thần trách nhiệm, gây sách nhiễu, phiền hà.
Trên cơ sở
đó, Tổng cục trưởng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục đề nghị
phía Nhật Bản hỗ trợ giai đoạn 2 của Dự án VNACCS/VCIS để hệ thống thật sự hoàn
chỉnh, phát huy tối đa hiệu quả. Tổng cục trưởng cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo
các Bộ ngành hữu quan đẩy mạnh quá trình đơn giản hóa/tự động hóa thủ tục hành
chính trong quản lý chuyên ngành; đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện
đầy đủ các quy định của Thủ tướng Chính phủ về một cửa quốc gia, một cửa ASEAN;
chỉ đạo các đơn vị có liên quan trong quá trình đầu tư/quản lý sân bay/cảng biển
quốc tế cần đảm bảo điều kiện làm việc và bố trí địa điểm lắp đặt các trang thiết
bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý hải quan, quản lý nhà nước về kiểm tra chất
lượng, tiêu chuẩn hàng hoá. Kiến nghị Thủ tướng cho nghiên cứu xây dựng cơ chế
kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK nhằm tháo gỡ vướng mắc khi thông
quan hàng hóa XNK thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng và an toàn thực
phẩm.
Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đóng góp của ngành Hải quan đối với nền kinh
tế và sự phát triển của đất nước trong suốt thời gian qua. Thủ tướng hoàn toàn
đồng ý với Tổng cục Hải quan về những kiến nghị nêu trên, đồng thời nhấn mạnh
Tông cục Hải quan cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng dụng CNTT để hoạt động
nghiệp vụ của ngành chuyên nghiệp, hiện đạ
Thủ tướng
cũng yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách. Giao Bộ Tài
chính chủ trì triển khai thi hành Luật Hải quan sửa đổi mới được Quốc hội thông
qua, xây dựng các văn bản hướng dẫn kịp thời để Luật đi vào thực tế. Bộ Tài
chính chủ trì xây dựng đề án xây dựng cơ chế kiểm tra chuyên ngành đối với hàng
hóa XNK để tháo gỡ vướng mắc trong thông quan.
Vấn đề giảm
thời gian giải phóng hàng hóa được Thủ tướng rất quan tâm, yêu cầu rút ngắn và
tinh giản cả khâu số lượng tài liệu cần chuẩn bị cho XNK lẫn thời gian làm thủ
tục XK và NK. Công tác kiểm soát, chống buôn lậu cần được tăng cường. Thủ tướng
ủng hộ việc nhanh chóng trang bị hệ thống máy soi container hiện đại, camera
giám sát, đảm bảo đầy đủ cho hoạt động của cơ quan hải quan.
Bên cạnh đó,
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát và xem xét dừng hoạt động các khu
kinh tế cửa khẩu không đảm bảo điều kiện; dừng tạm nhập – tái xuất các mặt hàng
nhạy cảm (như thuốc lá, rượu, nội tạng...), dễ thẩm lậu, gây ảnh hưởng tới sản
xuất và tiêu dùng trong nước.
Cuối cùng,
Thủ tướng yêu cầu ngành Hải quan chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ
công chức có năng lực chuyên môn cao, có trách nhiệm, gắn với việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tránh sách nhiễu, phiền hà. Thủ tướng
giao nhiệm vụ ngành Hải quan bám sát mục tiêu của đất nước, để đến năm 2020 trở
thành cơ quan hiện đại, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và bắt kịp
thế giới.
|
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng Lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan |